Một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng làm nên lợi ích của xe đẩy hàng là bánh xe. Cũng giống như bất kì sản phẩm nào, bánh xe đẩy hàng có tuổi thọ nhất định, sẽ đến một lúc nào đó cần sửa chữa, thay thế. Vậy bao lâu thì nên thay thế bánh xe 1 lần? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bánh xe đẩy hàng quyết định việc sản phẩm có di chuyển ổn định, trơn tru không? Người dùng có dễ dàng điều khiển không?… Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt di chuyển, chịu lực tác động của hàng hóa. Vậy nên, khả năng hỏng hóc xảy ra cao hơn ở các bộ phận khác như tay cầm xe đẩy, sàn xe đẩy.
Sau một thời gian dài sử dụng, xe đẩy hàng có thể vẫn di chuyển được. Nhưng chất lượng của bánh xe không còn được như trước. Khi đó, sẽ có nguy cơ cao xảy ra sự cố khi di chuyển hàng hóa. Đang cần vận chuyển đồ đạc gấp mà bánh xe bất ngờ gặp vấn đề sẽ gây bất tiện, bực bội cho người dùng.
Bánh xe bị mòn có thể chưa cần thay thế ngay lập tức. Nhưng cũng không nên để lâu. Bởi vì khi quá mòn, bánh xe không còn ma sát, dễ bị trơn trượt. Bánh lốp cao su bị mòn di chuyển không còn êm ái, gây ra tiếng ồn khó chịu.
Bánh xe bị kẹt, di chuyển đảo vành, không trơn tru, thậm chí không thể di chuyển được. Khắc phục ban đầu bằng cách kiểm tra xem có bị kẹt dị vật không? Có bị khô dầu không? Nếu đã lấy dị vật và tra dầu mà không được thì cần kiểm tra ổ bi. Viên bi bị vỡ thì cần thay thế bánh xe.
Tùy vào chất lượng sản phẩm, tần suất sử dụng mà xem xét sau bao lâu thì nên thay bánh xe đẩy hàng. Người dùng cần chú ý đến tình trạng của bánh xe để thay thế kịp thời.
Tuy nhiên, nhìn chung thì bánh xe đẩy hàng có độ bền tương đối cao. Trong cả quá trình sử dụng hiếm khi phải thay thế, trừ khi gặp phải sự cố do tác động bất ngờ từ bên ngoài. Vật thể nặng rơi vào làm bánh xe méo mó, vỡ nứt, đảo vành khi di chuyển. Bánh xe lốp cao su có thể bị rách do đi vào vật nhọn, mắc phải đinh. Bánh xe nhựa PU bị nứt, vỡ do vượt rãnh hỗ quá mức cho phép. Những trường hợp này sửa chữa không được thì phải thay thế.
Nếu cảm thấy bánh xe không phù hợp với môi trường làm việc, bạn cũng có thể thay bánh xe khác. Bánh xe cũ được cất trữ để dùng lần sau. Bánh xe cứng thích hợp chạy trên nền mềm như mặt đất, thảm, cát, cỏ,… Như vậy giảm độ lún, giảm ma sát, di chuyển nhanh chóng.
Bánh xe cao su mềm thích hợp với nền cứng, trơn nhẵn hoặc gồ ghề như bê tông, cát đá,… để giảm xóc nảy hàng hóa, di chuyển an toàn. Thay bánh xe cứng bằng bánh xe lốp mềm để di chuyển êm ái không gây tiếng ồn. Thay bánh xe xoay 360º vào phía trước đối với xe đẩy hàng 4 bánh để có thể dễ dàng điều khiển.
Biết cách sử dụng và bảo quản sẽ kéo dài tuổi thọ của bánh xe đẩy hàng. Sau 3-6 tháng sử dụng, người dùng nên bảo dưỡng xe đẩy hàng một lần. Các công việc bảo dưỡng bao gồm vệ sinh, kiểm tra chuẩn đoán tình trạng, điều chỉnh, xiết chặt các chi tiết, tra dầu bôi trơn,…
Ngoài ra, người dùng cần lưu ý: Không chở quá tải trọng thiết kế; Tránh va chạm với các vật cản… Quan trọng nhất là phải chọn được xe đẩy hàng chất lượng, độ bền cao, yên tâm sử dụng sản phẩm trong thời gian dài.
Quy trình thay thế bánh xe đẩy hàng tương đối đơn giản. Khách hàng cũng có thể tự thao tác tại nhà với 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Gập tay cầm xe đẩy xuống mặt sàn xe. Sau đó, lật ngửa xe để phần bánh hướng lên thuận tiện cho việc thay thế. Chú ý, cần lót bên dưới tấm bìa hoặc thảm, vải, … để tránh trầy xước xe đẩy hàng trong lúc sửa chữa.
Bước 2: Tháo lần lượt các ốc vít giữa bánh xe và sàn xe, để gọn gàng ra một bên. Sau đó đặt bánh xe mới khớp với các lỗ khoan ốc sẵn có.
Bước 3: Siết chặt ốc vít vào những lỗ có sẵn, cố định bánh xe mới. Kiểm tra chắc chắn rồi lật úp xe lại, di chuyển thử. Không gặp vấn đề gì thì đưa vào sử dụng bình thường.
Lưu ý khi mua bánh xe đẩy mới để thay thế cần chọn loại phù hợp với xe đẩy hàng để có thể lắp đặt. Phù hợp về tải trọng, kích thước, số lượng ốc vít,… Nếu bạn cảm thấy khó khăn, hãy nhờ nhân viên bán hàng tư vấn hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.