Bánh xe đẩy được lắp ráp vào các vật dụng, công cụ như xe đẩy hàng, xe nâng tay, giường y tế, bàn, ghế, tủ,… Giúp các thiết bị này di chuyển dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Trên thị trường hiện nay có đa dạng các dòng bánh xe đẩy khác nhau đáp ứng hầu hết các nhu cầu sử dụng.
Xét theo kiểu càng thì có 2 loại bánh xe đẩy chính là càng xoay và càng cố định. Hai loại này khác nhau ở điểm gì? Người dùng nên chọn loại nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Càng bánh xe là bộ phận kết nối bánh xe với mặt sàn xe, với thiết bị giường, tủ, bàn,… Bộ phận này thường được làm bằng thép cứng, không gỉ. Chúng có thể được sơn phủ hoặc mã kẽm để bảo vệ khỏi tác động từ môi trường bên ngoài.
Trên thị trường hiện nay, bánh xe đẩy thường được lắp sẵn vào càng bánh xe. Vậy nên, khi cần thay thế hoặc lắp đặt, người dùng sẽ mua cả bộ bao gồm cả càng và bánh xe. Càng bánh xe được lắp ráp vào sàn xe đẩy hoặc thiết bị bằng bộ ốc vít có kích thước phù hợp. Số lượng ốc vít tùy thuộc vào thiết kế. Thao tác lắp ráp này tương đối đơn giản, người dùng cũng có thể tự làm tại nhà.
Hai loại bánh xe đẩy càng cố định và càng xoay chỉ khác nhau ở thiết kế kiểu càng bánh xe. Đối với bánh xe càng cố định, chúng có thiết kế đơn giản, di chuyển tiến lùi cơ bản.
Còn loại bánh xe càng xoay có thiết kế trục xoay 360º. Loại bánh xe này không chỉ có khả năng di chuyển tiến lùi cơ bản mà chúng còn dễ dàng rẽ trái, rẽ phải, quay đầu. Tên gọi khác của sản phẩm là bánh xe xoay, bánh xe xoay 360º, bánh xe sống, bánh xe di động, bánh xe tự lựa, bánh xe đẩy dẫn hướng, bánh xe quay…
Bánh xe đẩy càng xoay mang lại nhiều tiện ích hơn nên mức giá cũng nhỉnh hơn bánh xe càng cố định. Người tiêu dùng tính toán kĩ lượng mục đích sử dụng và khả năng chi trả mà chọn sản phẩm phù hợp.
Đối với các công cụ chỉ cần lắp ráp 1 bánh xe như xe nâng tay thì đơn giản rồi, có thể chọn 1 trong 2 loại bánh xe trên. Còn đối với các thiết bị cần nhiều bánh xe hơn như: xe đẩy hàng 4 bánh, giường, tủ, bàn,… sẽ có nhiều kiểu lắp ráp hơn nhằm tối đa hóa lợi ích.
Dạng lắp ráp này rất đơn giản và có chi phí thấp nhất. 4 bánh xe đẩy cố định có giá thấp hơn loại bánh xe xoay. Đồng thời dễ dàng tìm và chọn lựa sản phẩm. Kiểu lắp ráp tất cả các bánh xe cố định giúp di chuyển ổn định. Vì vậy, kiểu này thường được ứng dụng trong trường hợp cần di chuyển đoạn đường xa. Tuy nhiên, chỉ đi được đường thẳng, không linh hoạt, không dùng được cho đường đi dốc.
Đây là dạng lắp ráp giúp di chuyển linh hoạt nhất, có khả năng xoay 4 hướng một cách thuận tiện. Kiểu 3 bánh xoay phù hợp với mặt sàn có kích thước nhỏ. Còn mặt sàn có kích thước lớn hơn thì nên chọn kiểu 4 bánh xoay.
Kiểu lắp ráp này dễ dàng thực hiện và gần như không có bất kì nhược điểm nào. Chỉ cần chú ý: Khi sử dụng ở địa hình dốc, nên sử dụng loại bánh xe càng xoay có phanh (hay còn gọi là bánh xe càng xoay khóa). Như vậy, sẽ điều chỉnh được tốc độ, đảm bảo an toàn khi di chuyển hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn thay thế, lắp đặt bánh xe đẩy hàng tại nhà?
Kiểu lắp ráp này được ứng dụng rộng rãi nhất. Cách lắp ráp kết hợp hai loại bánh xe này cân bằng được hai điều: sự linh hoạt và sự ổn định. Di chuyển được trên đoạn đường xa đồng thời có thể đổi hướng. Tuy nhiên, cách lắp ráp kết hợp hai loại bánh xe có phần phức tạp hơn.
Nếu cần 4 bánh xe thì có kể kết hợp 2 bánh xe xoay và 2 bánh xe cố định. Có thể lắp 4 bánh thành hình chữ nhật hoặc hình thoi xoay. Ví dụ: Một chiếc xe đẩy hàng 4 bánh thường có hai bánh xe trước được lắp loại càng xoay 360º; hai bánh sau là loại càng cố định. Còn hình thoi xoay gồm: Bánh trước và bánh sau có kiểu càng xoay; hai bánh hai bên là loại càng cố định. Lắp kiểu thoi xoay không dùng được trong địa hình dốc.
Nếu cần 6 bánh xe thì kết hợp 4 bánh xoay và 2 bánh cố định. Loại này dùng cho xe chở hàng dài và nặng. Hai bánh cố định nằm giữa giúp chia sẻ tải trọng, tránh cong võng sàn xe. Đồng thời, chúng cũng không làm giảm đi sự linh hoạt của 4 bánh xoay.
Tóm lại, chọn lựa và lắp ráp bánh xe đẩy càng cố định hay càng xoay tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, môi trường và địa hình làm việc. Cuối cùng, xin chúc các bạn tìm được sản phẩm ưng ý.