Bánh xe đẩy là bộ phận quan trọng quyết định vấn đề di chuyển có trơn tru hay không? Bộ phận này chịu lực tác động từ hàng hóa, vật nặng đồng thời tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đường đi.
Vậy nên, bánh xe đẩy dễ bị bào mòn, hư hỏng hơn các bộ phận khác. Đặc biệt là trong môi trường nhiệt độ cao. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng hư hỏng bánh xe trong môi trường nhiệt độ cao? Loại bánh xe nào có khả năng chịu nhiệt tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bánh xe đẩy được lắp vào xe đẩy hàng, tủ, bàn, khay, kệ,… Nhằm giúp di chuyển nhẹ nhàng hơn. Các loại bánh xe đẩy không chịu nhiệt chỉ được sử dụng trong khoảng nhiệt độ từ 5- 60°C.
Dù chỉ là môi trường nhiệt độ bình thường trong nhà hoặc ngoài trời, bánh xe di chuyển liên tục khiến mặt sàn và bánh xe cùng nóng lên. Nếu quá giới hạn nhiệt độ, bánh xe sẽ bị nứt vỡ, biến dạng. Khi di chuyển sẽ bị đảo vành, không đảm bảo an toàn cho cả người và hàng hóa.
Nhiệt độ càng cao thì khả năng chịu lực và sức bền của bánh xe sẽ kém đi. Bánh xe bị bào mòn, nhanh bị hư hỏng. Còn nhiệt độ thấp quá dưới 5ºC khiến một số bánh xe như loại lốp cao su sẽ bị cứng, dễ rạn nứt, di chuyển không êm ái. Hơn nữa, lúc này, các loại mỡ bôi trơn ở ổ bi, cổ xoay,… bị mất tác dụng. Khiến bánh xe dễ bị kẹt, không xoay hướng, di chuyển được.
Vì vậy, khi chọn loại bánh xe đẩy cần khảo sát nhiệt độ môi trường làm việc. Các loại bánh xe đẩy chịu nhiệt sẽ đáp ứng được yêu cầu làm việc ở nhiệt độ cao: khu chế biến thực phẩm, dược phẩm, lò sản xuất bánh mì, bánh kẹo, khay lò nướng, chân lò sấy,… Và nơi có nhiệt độ cực thấp như kho đông lạnh, khu chế biến hải sản đông lạnh.
Sử dụng đúng cách, đúng tải trọng, đúng giới hạn chịu nhiệt thì bánh xe đẩy sẽ sử dụng được bền lâu trong môi môi trường nhiệt độ cao. Không nên để bánh xe hoạt động liên tục trong thời gian dài mà hãy để chúng nghỉ ngơi. Vì ma sát trong quá trình vận hành sẽ làm gia tăng nhiệt độ tại các điểm tiếp xúc và khớp nối, làm tăng quá trình mài mòn. Tuyệt đối không được tạt nước lạnh để hạ nhiệt độ bánh xe đẩy. Thay đổi nhiệt độ đột ngột như vậy càng làm cho bánh xe dễ giòn vỡ, nứt gãy.
Đây là loại bánh xe không chỉ có khả năng chịu nhiệt độ cao. Mà sản phẩm còn có thể di chuyển làm việc trong môi trường nhiệt độ cực thấp, đến -50ºC. Vì vậy, bánh xe đẩy chịu nhiệt IFH100 được sử dụng trong cả lò rèn, lò sấy, lò hấp,… và kho lạnh, nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh…
Sản phẩm được làm từ vật liệu tổng hợp nhựa kỹ thuật chịu nhiệt. Bánh xe có thể làm việc cường độ cao với giải nhiệt độ lớn -50 ~ 230ºC. Ở ngưỡng cao nhất 230ºC, sản phẩm có thể di chuyển liên tục trong 90 phút. Đặc biệt, nếu nhiệt độ cao hơn nữa, lên mức 320ºC, bánh xe vẫn có khả năng làm việc trong vòng 10 phút. Ngoài khả năng chịu nhiệt, dòng bánh xe này còn có độ bền cơ học, chịu mài mòn hơn gấp nhiều lần so với bánh xe Phenolic.
Loại bánh xe này có khả năng chịu lực và chịu nhiệt cao từ -40ºC đến 250ºC. Nếu ở nhiệt độ 230ºC, bánh xe có thể di chuyển liên tục trong vòng 120 phút. Sản phẩm phù hợp sử dụng trong các ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm hoặc lò sơn, hấp hoặc sấy.
Bánh xe chịu nhiệt Phenolic có tải trọng cao. Một số loại cao cấp tải trọng có thể lên đến 500kg. Dòng sản phẩm này cũng có đa dạng mẫu mã, kích thước, chủng loại hơn. Vậy nên, người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm ưng ý.
Bên cạnh tính năng chịu nhiệt, bánh xe đẩy Phenolic có khả năng kháng hóa chất cực tốt. Sản phẩm bền bỉ ngay cả trong các dung môi như xăng, dầu, xeton, este,.. Hơn nữa, loại bánh xe này di chuyển rất êm ái, chỉ kém mỗi loại bánh xe đẩy cao su.
Trên đây là hai loại bánh xe có khả năng chịu nhiệt tốt nhất trong tất cả các sản phẩm có mặt trên thị trường. Tùy từng môi trường làm việc mà người tiêu dùng xem xét lựa chọn sản phẩm phù hợp. Khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn các sản phẩm bánh xe đẩy chịu nhiệt tại xekeohang.com. Chúc các bạn lựa chọn được sản phẩm ưng ý.