Căn cứ vào công việc vận chuyển và địa hình khu vực việc lựa chọn bánh xe đẩy đóng vai trò khá quan trọng. Không những giúp thúc đẩy hiệu quả công việc mà còn tiết kiệm sức lao động của con người. Bánh xe có nhiều loại như bánh xe đẩy nhựa PU, bánh xe cao su, bánh xe inox… mỗi loại đều có ưu nhược điểm khác nhau tuy nhiên chủ yếu loại nào phù hợp với công việc của mình sẽ là sự lựa chọn thích hợp. Như những công việc yêu cầu tải trọng cao, chịu nhiệt độ tốt thì chất liệu nhựa Pu thích hợp hơn cả.
Hiện nay, nhựa PU được dùng nhiều hơn cả nhờ có dải độ cứng rộng, rất bền: khả năng chịu mài mòn, chịu hóa chất rất tốt, và đặc biệt là nhựa PU ít gây nguy hại tới môi trường.
Thông thường, bánh xe nhựa đều có khả năng chịu nước, xăng, dầu mỡ và một số loại hoá chất nhẹ. Bánh xe nhựa có tải trọng lớn, nếu cùng đường kính bánh xe nhựa có thể có tải trọng gấp 2 – 3 lần so với bánh xe cao su. Có thể tạm chia thành 2 loại chính là Nylon và PU.
Khả năng chịu nước, xăng, dầu mỡ và một số loại hóa chất thông thường của Nylon tốt hơn nhiều so với nhựa PU. Nylon được dùng nhiều trong công nghiệp nhờ tính dễ lăn, chịu tải cao và hầu như không bị lão hóa – tuổi thọ của Nylon có thể lên tới vài chục năm, dài hơn rất nhiều nếu so với nhựa PU. Bù lại Nylon cứng sẽ gây ồn không thích hợp dùng khu vực cần sự yên tĩnh và chỉ nên di chuyển trên mặt nền nhẵn hoặc cho hệ thống xe chở nặng để lâu ngày. Nếu dùng nhiều và liên tục trong môi trường hóa chất thì nên sử dụng bánh xe Nylon với càng thép INOX 304.
Bánh xe được làm từ nylon gồm nhiều chất liệu như PP, PA (Nylon 6), PVC, POM, PC, vv….
Bánh xe có khả năng chịu mòn và tải trọng cao. Bánh xe lăn sẽ không để lại dấu vết trên sàn, ngay cả khi xe đang chất hàng nặng. PU có độ đàn hồi nhỏ nên bánh xe cũng có khả năng giảm xóc và giảm ồn nhất định, dù không tốt bằng cao su. Nhựa PU có độ ổn định thủy phân yếu nên độ bền bị ảnh hưởng mạnh bởi môi trường ẩm ướt, đặc biệt là môi trường khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Nhựa PU cũng kém chịu nhiệt, đặc biệt là trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Theo đó, khả năng lý hóa – cũng chính là chất lượng giảm dần do bị lão hóa theo thời gian. Tuổi thọ sử dụng của PU được ước tính vào khoảng 2 – 5 năm. Có 2 cách đúc lốp PU thông dụng là ép bột và đúc từ nguyên liệu lỏng. PU đúc có tuổi thọ cao hơn.
Ngoài chất liệu Nylon và nhựa PU thì chất liệu nhựa còn có nhựa chịu nhiệt cao cấp. Là sản phẩm được ưa chuộng sử dụng trong công nghiệp, có giá thành hơi cao nhưng hiệu quả mang lại cũng cao theo.
Đối với nhựa chịu nhiệt thì khả năng chịu nuớc, dầu mỡ, acid nhẹ và các hóa chất thông thường là tốt nhất. Quan trọng nhất là bánh xe chịu được nhiệt độ cao, tuỳ theo chất liệu cụ thể bánh xe có thể chịu đuợc nhiệt độ dao động trong khoảng 200 – 250°C. Bánh xe cứng và nếu ở cỡ nhỏ (Ø75mm trở xuống) có thể không tròn do phải gia công ở nhiệt độ rất cao nên khó kiểm soát được độ co lại của bánh xe trong quá trình làm nguội.
Xem thêm: Xe đẩy hàng Phong Thạnh cao cấp