Xe đẩy hàng ngày càng được sử dụng phổ biến bởi chúng không chỉ giúp con người tiết kiệm được công sức, dễ dàng vận chuyển mà còn tăng hiệu suất công việc. Một trong những bộ phận đảm bảo cho chiếc xe đẩy hàng của bạn vận hành một cách “ngon nghẻ”, trơn tru nhất chính là bánh xe. Cùng Maxbuy tìm hiểu xem bạn đã sử dụng, bảo dưỡng bánh xe đẩy hàng đúng cách chưa nhé!
Các vấn đề thường xảy ra khi bánh xe gặp trục trặc
1. Xe đẩy hàng bị kẹt rít, khó di chuyển
Đây là hiện tượng thường hay xảy ra nhất và gây khó chịu nhất cho người sử dụng khi vận chuyển. Nguyên nhân có thể do việc sử dụng lâu ngày nhưng bánh xe không được vệ sinh sạch sẽ. Bụi bẩn, đất cát, tóc cuốn vào trục khiến bánh xe không thể quay được. Ngoài ra, khả năng cao có thể liên quan đến ổ bi bị khô dầu, quá trình mài mòn nhanh, bi bị vỡ khiến chuyển động xoay của trục không ổn định, gây khó khăn di chuyển.
2. Xe đẩy hàng bị nghiêng, chao
Hiện tượng này xảy ra có thể do vít, bu lông bị lỏng hoặc tụt ra. Nếu để về lâu dài thì sẽ ảnh hưởng đến cả bánh xe và các bộ phận còn lại. Hoặc cũng có thể khung càng của bạn bị biến dạng, lực tải không được phân tán đều, chỉ tập trung ở 1-2 bánh xe
Xem thêm: Xe đẩy hàng 4 bánh gấp gọn
Sử dụng bánh xe đẩy hàng đúng cách
- Dùng đúng loại xe đẩy hàng có tải trọng tương ứng với nhu cầu vận chuyển của bạn. điều này đảm bảo cho hoạt động của các bánh xe ổn định, tuổi thọ cao hơn.
- Hãy cân nhắc chất liệu bánh xe xem có phù hợp với môi trường làm việc của bạn không. Ví dụ như bánh xe làm từ cao su thì không thể sử dụng trong những nơi có xăng dầu hóa chất.
- Hàng hóa cần đặt nhẹ nhàng lên xe, không thả, ném mạnh hàng vào xe. Vì lực tác động đột ngột có thể gây xóc và làm hư hỏng bánh xe hoặc sàn xe đẩy.
- Cân nhắc địa hình, không di chuyển với tốc độ nhanh trên bề mặt gồ ghề, xóc nảy cũng như không di chuyển hoặc dừng xe một cách đột ngột.
- Đối với bánh xe có khóa, cần nhớ mở khóa khi bắt đầu di chuyển. Việc bạn quên không gạt cần khiến cho xe bị đẩy lê đi, ma sát với mặt sàn, gây mòn bánh xe, thậm chí gãy luôn lẫy khóa
- Khi có hiện tượng xe bị kẹt rít, khó di chuyển hoặc xe bị nghiêng, liệng thì hãy tạm dừng ngay công việc để kiểm tra bánh xe,
- Thực hiện kiểm tra định kỳ, bôi trơn bằng dầu, mỡ chuyên dụng 6 tháng một lần đối với điều kiện làm việc bình thường, 2-3 tháng một lần nếu xe đẩy hàng của bạn đã hoạt động thường xuyên ở những nơi có địa hình gồ ghề.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bánh xe đẩy hàng để đảm bảo bụi bẩn không bám trên xe, ảnh hưởng đến chuyển động của bánh. Sau khi xịt rửa cần tiến hành bôi trơn một lần nữa
- Khi bi bị vỡ, khung càng của bánh xe bị cong vênh, biến dạng thì chúng cần được thay thế.
- Kiểm tra các mối hàn xem chúng có bị nứt hay rỉ sét không.
Và điều quan trọng không kém đó là, hãy thay bánh xe ngay khi cần. Làm việc với bộ bánh xe cọt kẹt không giúp bạn tiết kiệm được bao nhiêu chi phí, mà thay vào đó, bạn còn mất nhiều sức lực để đẩy hàng cũng như điều hướng. Kết cấu xe từ bu lông, ốc vít đến sàn xe cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, đẫn đến hỏng hóc.